Hai kiểu áo [Truyện cười dân gian Việt Nam]

Truyện cười Hai kiểu áo

Hai kiểu áo là truyện cười dân gian Việt Nam, có ý châm biếm sâu cay thói luồn cúi quan trên và hách dịch với kẻ dưới của bè lũ quan lại trong xã hội cũ.

Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng tiếng luồn cúi cấp trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi:

– Xin quan lớn cho biết ngày may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan cau mày lại hỏi:

– Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?

Người thợ may liền đáp:

– Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn dăm tấc [*]; còn nếu ngài mặc để tiếp dân thì vạt áo đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

– Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

Câu chuyện Hai kiểu áo – Truyện cười dân gian Việt Nam
Nguồn: Tiếng Việt 4, sách cấp I phổ cập, trang 170 – 171,
NXB Giáo dục và Đào tạo – 1994

Ghi chú: [*] Tấc: đơn vị đo độ dài ngày xưa. Mười tấc là một thước.

Thử thách trong câu chuyện Hai kiểu áo

  1. Người thợ may nêu ra hai kiểu áo nào? Bạn hãy hình dung tư thế người mặc từng kiểu áo.
  2. Qua cách xử trí, bạn có nhận xét gì về người thợ may?
  3. Chi tiết cuối cùng giúp ta hiểu tên quan như thế nào?

Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam và thế giới

Truyện cười là một loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời. Trong truyện cười, những hiện tượng đáng cười luôn luôn tự phơi bày ra dưới dạng tức cười, khiến người nghe (hoặc người đọc) bật cười.

Ngoài câu chuyện Hai kiểu áo kể trên, TruyenDanGian.Com còn sưu tầm và chọn lọc ra những câu chuyện cười hay nhất, giúp độc giả có những phút giây thư giãn và giải trí sau những căng thẳng, mệt mỏi.

1 bình luận về “Hai kiểu áo [Truyện cười dân gian Việt Nam]”

Viết một bình luận