Câu chuyện Kho báu [Truyện ngụ ngôn ý nghĩa cho bé]

Câu chuyện ngụ ngôn Kho báu

Câu chuyện Kho báu là truyện ngụ ngôn được đăng trên báo TNTP số Tết năm 1978, cho chúng ta thấy giá trị của sức khỏe, bởi đấy mới là tài sản quý giá nhất.

Câu chuyện này từng được đưa vào giảng dạy trong sách Đạo đức 3, trang 32, NXB Giáo dục – 1980.

Sức khỏe là vàng
– Tục ngữ Việt Nam –

Xưa có một chàng thích giàu có, cứ luôn miệng nói:

– Nếu như tôi có nhiều của thì tốt quá!

Người thợ đục đá đi ngang qua, nghe tiếng liền bảo:

– Anh có cả một khó báu rồi kia mà.

Anh chàng ngạc nhiên:

– Tôi có cả một kho báu à? Nó ở đâu?

– Đôi mắt anh đấy! Anh muốn đổi nó lấy nhiều tiền không?

– Ông nói gì lạ vậy? – anh chàng sợ hãi trả lời – Tôi không bao giờ đổi!

– Thôi được, nếu vậy thì anh hãy đưa đây một cánh tay, anh sẽ có thật nhiều vàng.

– Úi chà, không! Tôi không đổi tay lấy vàng đâu!

Người thờ đục đá cười:

– Bây giờ anh đã thấy anh giàu có rồi nhé. Còn than vãn nỗi gì? Vốn quý của con người là sức khỏe với một thân thể nguyên vẹn và khỏe mạnh, không tiền bạc nào có thể đổi được. Phải biết giữ gìn và chịu khó luyện tập để tăng cường sức khỏe. Có nó, anh sẽ có tất cả; còn như thiếu nó, chẳng tiền của nào có thể làm cho anh sung sướng được.

Truyện ngụ ngôn Kho báu
Theo Báo TNTP số Tết – 1978
– TruyenDanGian.Com –

Thử thách trong câu chuyện Kho báu

  1. Vì sao chàng thích giàu có lại từ chối tiền của?
  2. Có đúng sức khỏe là vốn quý, không gì có thể đuổi được?
  3. Các bạn nhỏ đã làm được gì để bảo vệ và tăng cường sức khỏe?

Sức khỏe là vốn quý

Sức khẻo là vốn quý. Chúng ta phải biết bảo vệ, luyện tập để tăng cường sức khỏe và giữ cho thân thể lành lặn, tránh mọi thương tật.

Thiếu sức khỏe, học tập sẽ khó khăn, lao động bị trở ngại. Có sức khỏe tốt, giữ được thân thể lành lặn, tránh mọi thương tật chính là kho báu quý giá nhất của mỗi con người, giúp chúng ta có thể học tập, vui chơi và làm việc một cách dễ dàng và thuận lợi.

Cách chăm sóc sức khỏe bản thân
Cách chăm sóc sức khỏe bản thân

Cách chăm sóc sức khỏe bản thân dành cho các bạn nhỏ

  1. Để mắt vừa tầm sách khi viết, khi đọc để tránh cận thị. Hạn chế xem và chơi điện thoại, máy tính nhiều.
  2. Ngồi thẳng người, không tỳ ngực vào bàn để tránh vẹo cột sống, tức ngực.
  3. Tắm giặt thường xuyên, giữ gìn vệ sinh luôn sạch sẽ.
  4. Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao.
  5. Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, điều độ khi ăn khi làm, khi chơi để bảo vệ sức khỏe.
  6. Không chơi những trò chơi nguy hiểm, không đánh nhau, gây thương tật cho nhau.

Viết một bình luận