Trí khôn của ta đây [Truyện cổ dân gian]

[alert style=”danger”]

Trí khôn của ta đây – Truyện thứ I

Trí khôn của ta đâytruyện cổ dân gian nổi tiếng, nhằm giải thích đặc điểm của trâu và hổ cũng như vì sao con người sai khiến, làm chủ được muôn loài.

[/alert]

Đây là một truyện cổ tích lí thú của Việt Nam mang dáng dấp của một truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ý đề cao “trí khôn” – tức bộ óc thông minh của con người có sức mạnh bắt các loài vật phải phục tùng ý muốn của mình và trừng trị các loài thú hung ác và có sức mạnh ghê gớm đến đâu cũng vậy.

Cũng theo phong cách của nhiều truyện cổ tích Việt Nam khác, truyện còn ngụ ý giải thích nguồn gốc đặc điểm của về cơ thể và hình dạng của các loài vật như: cọp có bộ lông vằn đen, trâu không có hàm răng trên.

 

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

1. Một con Cọp từ trong rừng sâu đi ra, thấy một anh nông dân bé nhỏ cùng một con Trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước nặng nề, lâu lâu lại bị anh nông dân quất cho một roi vào mông. Trâu vẫn nhẫn nại kéo cày, Cọp lấy làm ngạc nhiên. Đến trưa buổi mở cày, Cọp liền đi lại gần trâu hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để Người đánh đập khổ sở như vậy?

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

– Người tuy nhỏ, nhưng Người có trí khôn, anh ạ!

Cọp nghe nói đến “trí khôn” không hiểu, tò mò [1] hỏi:

– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao cho Cọp hiểu được, đành [2] trả lời qua quýt [3]:

– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa! Muốn biết rõ thì hỏi Người ấy!

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

2. Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân, ôn tồn [4] nói:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói :

– Trí khôn của tôi để ở nhà. Để tôi về lấy cho anh xem! anh cần dùng tôi sẽ cho một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân đứng dậy, giả [5] đi về nhà. Được mấy bước, như sực nhớ ra điều gì, anh ta quay lại nói:

– Nhưng mà tôi đi vắng, lơ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

– Hay là thôi, chịu khó để tôi buộc tạm anh vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận. Anh nông dân bèn lấy dây thừng trói Cọp thật chặt, rồi chất rơm xung quanh, vừa châm lửa đốt vừa nói:

– Đây! Trí khôn của ta đây!

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Cọp cháy sém cả lông, gầm thét, giãy giụa.

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Không may, hàm trên va vào đã, gẫy mất cả răng.

Mãi sau, dây thừng cháy đứt, Cọp thoát khỏi, ba chân bốn cẳng [6] cút thẳng vào rừng, không dám ngoảnh nhìn lại.

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

3.Từ đó Cọp sinh ra, con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, dấu tích những vết cháy, còn Trâu thì chẳng con nào có hàm răng trên cả.

Trí khôn của ta đây – Trương Chính kể
Nguồn: Văn họ trích giảng lớp phổ thông 6, trang 64 – NXB Giáo dục 1977

Chú giải trong truyện Trí khôn của ta đây

[1] Tò mò: có tính hay tìm tòi để thấy, để nghe, để biết. Có tính hay tìm hiểu những chuyện kín của người khác.

[2] Đành: không thể nào khác được, giống như bất đắc dĩ. Ở đây ý nói: không có cách trả lời nào khác.

[3] Qua quýt: qua loa, cho xong chuyện.

[4] Ôn tồn: nói một cách nhẹ nhàng, dịu dàng, không giận.

[5] Giả: cũng như giả vờ, giả bộ, giả đò. “Giả” trong câu trên nói về anh nông dân đứng dậy, giả bộ quay về nhà để đánh lừa Cọp.

[6] Ba chân bố cẳng: thành ngữ chỉ sự vội vàng. Ở đây ý nói: chạy rất nhanh


[alert style=”danger”]

Trí khôn của ta đây – Truyện thứ II

Bằng trí thông minh và sự mưu trí của mình, một lần nữa, con người đã khẳng định vị thế của mình đối với muôn loài thông qua câu chuyện cổ tích dưới đây.

[/alert]

Ngày xửa, ngày xưa loài người và loài vật còn hiểu biết tiếng nhau, chung sống trong một khu rừng có đồi cỏ tranh cao ngất, cây cối tốt tươi.

Một hôm, Người rủ Cọp, Gấu, Nai và Hoẵng cùng đi kiếm ăn, nhưng khi kiếm được mồi thì ai cũng muốn nhận được phần to.

Gấu tranh ăn với Cọp, lăn vào đánh Cọp. Người thấy vậy mới đứng lên hòa giải và bảo rằng:

– Chúng ta ai cũng muốn ăn phần to hơn người khác, như vậy thì không công bằng. Bây giờ tôi có cách là chúng ta thi tài với nhau, ai làm cho chúng ta sợ hãi thì người ấy thắng cuộc và được ăn phần to hơn.

Cọp, Gấu, Nai, Hoẵng đồng ý thi tài.

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Sáng hôm sau, Người cùng Cọp, Gấu, Nai và Hoẵng rủ nhau lên một ngọn đồi tranh. Hoẵng nhanh nhảu trổ tài trước.

Hoẵng co cẳng chạy một mạch từ ngọn đồi xuống chân đồi, vừa chạy vừa gân cổ gào to “oác, oác”, rồi chạy ngược lên ngọn đồi hỏi Cọp và Gấu:

– Các anh có sợ không?

Gấu lừ mắt trả lời:

– Ai thèm sợ cái giọng oang oác còn hơi sữa của anh!

Hoẵng thẹn quá đứng đực ra như cây gỗ chết khô, mặt đỏ gay.

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Đến lượt Nai. Chàng ta phóng một mạch xuống chân đồi, miệng rống lên mấy tiếng khàn khàn “bép bép”.

Gấu, Cọp nghe Nai giác, cười rũ rượi. Khi Nai lên đến đỉnh đồi thấy Cọp và Gấu cười mình thì mắc cỡ quá chạy núp sau bụi lau.

Gấu tranh thi trước Cọp. Chú ta chậm chạp bò từ đỉnh đồi xuống dốc, chốc chốc lại đứng dừng dưới gốc cây để vuốt vuốt đám bờm rậm phủ xuống mắt. Chú ta vừa thở vừa khịt mũi.

Lướt lên, Gấu mệt quá, vừa bò vừa thở. Tới đỉnh dốc, gấu ta giậm chân học lên hai tiếng “khục khục”.

Tiếng Gấu vang lên, vọng vào núi đá thành tiếng ồm ồm ghê rợn. Nai và Hoẵng nghe tiếng hộc co cẳng định chạy trốn. Còn Cọp cũng rợn tóc gáy.

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Người công nhận tiếng gấu hộc làm cho các giống vật sợ một ít. Đến lượt cọp, anh chàng theo thói quen vươn vai lấy thế rồi cong đuôi nhảy vọt xuống chân đồi, miệng gầm lên một tiếng vang động cả núi rừng, chim chóc im hơi lặng tiếng. Hoẵng hoảng hốt đâm đầu rúc vào bụi, Nai sợ run cầm cập.

Gấu thì lắc lư hai vai, miệng rên hừ hừ, răng nghiến ken két tỏ ý chưa phục hẳn.

Lên đến ngọn đồi tranh, Cọp rất tự đắc cho là mình nhất định thắng cuộc, ve vẩy khúc đuôi và giục người thi tài.

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Người giao hẹn: “Khi tới chân núi, tôi lên tiếng, nếu các anh sợ thì kêu to lên để tôi biết chừng, còn các anh không sợ thì cũng bảo cho tôi biết”.

Nói xong người xuống chân đồi, nhặt gấu lau khô xếp quanh đồi rồi lấy đá đánh lửa châm vào đốt gốc lau.

Ở trên đồi, Gấu và Gọp nghe tiếng người đập đá chan chát thi nhau cười chế giễu. Nai, Hoẵng cũng cười theo, cho là người không làm nên trò trống gì. Cọp nóng ăn gọi to: “Người ơi! Chúng ta không sợ cái tiếng chan chát yếu ớt ấy đâu, mau lên chia phần cho ta để ta còn về hang”.

Mặc cho Cọp gào thét, người ra sức châm lửa đốt các bụi lau. Lửa gặp gió bốc cháy ngùn ngụt, lan lên đến ngọn đồi. Đang mải cười, không chú ý đến, cho nên khi lửa đến gần, Cọp, Gấu, Nai và Hoẵng mới biết. Chúng hoảng sợ cong đuôi chạy.

Trí khôn của ta đây
Trí khôn của ta đây

Hoẵng nhanh chân chạy thoát nên đến nay bộ da vẫn còn giữ nguyên màu vàng óng duyên dáng ngày xưa.

Nai cũng may mắn chạy thoát, nhưng bộ mã đẹp bị ám khói đen mất một ít.

Cọp chạy sau nên da Cọp bị cháy loang lổ.

Gấu chậm chạp nhất nên bị lửa thui cháy mất bộ mã, mình đen như than.

Đến nay, mọi vật đều sợ lửa và sợ mưu trí của Người.

Trí khôn của ta đây
– TruyenDanGian.Com –

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-co-tich/” style=”danger” target=_blank]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]

[/alert]

Viết một bình luận