[alert style=”danger”]
Tục ngữ Việt Nam
Giới thiệu những câu tục ngữ Việt Nam hay nói về cuộc sống được rất nhiều người quan tâm như: tục ngữ về thiên nhiên và lao đông sản xuất, thầy cô, gia đình, bè bạn.
[/alert]
Tục ngữ là gì?
Trong kho tàng văn thơ dân gian nước ta, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng.
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn được người xưa truyền lại, thường có vần, có điệu, đối thanh, đối ý, đối lời, nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm về thiên nhiên và xã hội. Những nhận xét này được đúc kết từ bao đời, có giá trị như chân lí.
Đáng buồn là hiện nay rất nhiều người bị nhầm lẫn, không phân biệt được tục ngữ với thành ngữ và ca dao.
Nghệ thuật sử dụng trong tục ngữ Việt Nam
Về nghệ thuật, tục ngữ thường xuyên sử dụng vần. Vần ở giữa câu gọi là vần lưng (yêu vận), vần ở cuối câu gọi là vần chân (cước vận).
Tục ngữ cũng thường sử dụng lối đối. Đối có nhiều lối: đối ý, đối lời, đối câu, đối về, đối từ, đối tiếng, đối thanh,… hoặc sử dụng những hình ảnh cụ thể để biểu đạt một ý trừu tượng nào đó. Ví dụ: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”.
Ngoài ra, tục ngữ còn sử dụng lối so sánh. Ví dụ: “Anh em như thể chân tay”. Hoặc thậm xưng, tức là lối nói quá sự thật để làm nổi rõ điều muốn nói. Ví dụ: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Nội dung của tục ngữ Việt Nam
Tục ngữ dân gian gắn với lao động sản xuất.
Nhân dân ta lâu đời sống bằng nghề nông, đã phải đấu tranh gian khổ để chinh phục tự nhiên, biến sỏi đá thành cơm gạo. Tục ngữ xuất hiện trong quá trình lao động cần cù, dũng cảm đó của ông cha ta. Nhiều câu tục ngữ nói về thời tiết, chài lưới, chăn nuôi, nhất là trồng trọt: “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa” hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hoặc “Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa” hoặc là “Làm ruộng theo năm, nuôi tằm theo lứa”.
Như vậy, tục ngữ dân gian được bắt nguồn từ công việc và động tác lao động, từ nguồn cảm hứng khi lao động, rồi trở lại phục vụ và động viên lao động.
Tục ngữ Việt Nam gắn với các mối quan hệ gia đình, xã hội và đấu tranh giai cấp
Dưới chế độ cũ, nông dân chống lại sự ràng buộc của mọi phong tục, tập quán cổ hủ, nào ma chay, cheo cưới, việc làng, việc họ với những hủ tục nặng nề. Họ chống vua chúa, quan lại, tổng lí, địa chủ “ngồi mát ăn bát vàng”.
Người nông dân đã đoàn kết đấu tranh chống lại giai cấp thống trị. Tinh thần đấu tranh kiên quyết, tinh thần lạc quan của nông dân ta là những truyền thống quý báu đã được những câu tục ngữ dân gian truyền lại.
Tục ngữ Việt Nam gắn với đời sống tình cảm của nhân dân lao động
Nhân dân ta có một tâm hồn nghệ sĩ. Họ ca ngợi cảnh đẹp đất nước, cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đồng ruộng bát ngát. Những cảnh vật cụ thể ấy được họ ca ngợi để rồi lắng động lại trong tâm hồn yêu nước thiết tha.
Yêu nước còn là yêu đồng bào, yêu dân tộc, “người trong một nước thì thương nhau cùng”. Từ tình cảm rộng lớn ấy cho đến tình cảm trong gia đình đều thắm đượm trong con người lao động. Họ ca ngợi mối tình thắm thiết như chân với tay.

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
TruyenDanGian.Com xin giới thiệu những câu tục ngữ hay về thiên nhiên và lao động sản xuất đến bạn đọc. Đây là những đúc kết của cha ông ta để lại giống như chân lí trong cuộc sống.
Tục ngữ về thiên nhiên thời tiết và ý nghĩa
- Trời nắng mau mưa, trời mưa mau tối.
- Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối. - Tháng ba u ám thì nắng
Tháng tám u ám thì mưa. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Mống bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
- Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
- Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Quạ tắm thì ráo [1], sáo tắm thì mưa.
- Thâm Đông [2], hồng Tây [3], dựng may
Ai ơi, đợi đến ba ngày hãy đi. - Tháng bảy heo may [4]
Chuồn chuồn bay thì bão. - Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi. - Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Tây vừa cày vừa ăn. - Gió bấc hiu hiu, sếu kêu trời rét.
- Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn. - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
- Quá mù hóa mưa.
- Trăng quầng [5] trời hạn, trăng tán [6] trời mưa..
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
Chú giải những từ khó trong phần tục ngữ thiên nhiên thời tiết:
- Ráo: khô.
- Thâm đông: phía đông trời u ám.
- Dựng may: gió heo may bắt đầu thổi.
- Heo may: gió hơi lạnh và khô thổi về mùa thu.
- Quầng: vòng sáng hay hệ thống đường tròn sáng ở chung quanh mặt trời hay mặt trăng. Trăng quầng: trăng có quầng do sự khúc xạ ánh sáng và sự nhiễu xạ quanh bầu không khí thiếu hơi nước.
- Tán: vầng sáng hoặc trắng nhạt, hoặc có nhiều màu sắc bao quanh mặt trăng. Trăng tán: trăng có tán do sự khúc xạ ánh sáng và sự nhiễu xạ qua bầu không khí nhiều hơi nước.
Tục ngữ về lao động sản xuất
- Nhất nước, nhì phân, tam cần [1], tứ giống.
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.
- Lúc chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên [2]. - Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra [3] hạt vừng. - Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen [4].
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng [5].
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
- Tấc đất, tấc vàng.
Chú giải những từ khó trong phần tục ngữ về lao động sản xuất
- Cần: ở đây là chăm chỉ, cần cù, siêng năng chăm bón.
- Phất cờ mà lên: hình ảnh diễn đạt việc lúa tốt nhanh, ngọn lá lên phấp phới.
- Tra: gieo
- Câu tục ngữ ý nói: khoai muốn tốt cần trồng ở đất trước đây chưa trồng khoai (đất lạ), mạ muốn tốt cần gieo ở đất trước đây vẫn trồng mạ (quen).
- Câu tục ngữ ý nói: nuôi lợn lao động không khẩn trương (ăn cơm nằm), nuôi tằm lao động khẩn trương (ăn cơm đứng).

Những câu tục ngữ hay về gia đình
Đây là những câu tục ngữ nêu lên những nhận xét và kinh nghiệm quý về quan hệ gia đinh, nhà trường, bè bạn. Nhiều câu chứa đựng nội dung tư tương, tình cảm, đạo đức cao cả.
- Uống nước nhớ nguồn [1]
- Chim có tổ, người có tông [2]
- Chị ngã em nâng.
- Anh em như thể chân tay.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn chà là nhà có phúc.
- Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em [3].
- Sẩy cha theo chú, sẩy [4] mẹ bú dì.
- Bà con vì tổ vì tiên, không ai bà con vì tiền vì gạo.
- Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
- Có vàng, vàng chẳng hay phô [5]
Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe. - Chẳng tham nhà ngói ba tòa,
Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền. - Yêu trẻ, trẻ đến nhà,
Kính già, già để tuổi cho. - Con hơn cha là nhà có phúc
- Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
- Thừa người nhà mới ra người ngoài
Chú giải những từ khó trong phần tục ngữ về gia đình:
- Nguồn: chỗ dòng suối, dòng sông bắt đầu; nơi sinh ra…
- Tông: họ hàng (tổ tông: ông cha của họ nhà mình).
- Dây chị dây em: ý nói quan hệ tình cảm chị em, tình chị em. Dây ở đây là sợi dây tình cảm. Từ dây ở trong quán ngữ dây bầu dây bí lại có nghĩa là sợi dây cụ thể (thân cây leo nhỏ, mảnh và dài như sợi dây). Đây là biện pháp ẩn dụ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, người nghe.
- Sẩy: tức là mất.
- Phô: nói.
Những câu tục ngữ hay về cuộc sống
- Một mặt người hơn mười mặt ruộng [1].
- Người như hoa, ở đâu thơm đó [2].
- Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Một con ngựa đau, cả tàu [3] bỏ cỏ.
- Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
- Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh; lên Đoài, Đoài yên. - Chớ thấy sóng cả [4] mà ngã tay chèo.
- Cái nết [5] đánh chết cái đẹp.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Chết trong [6] còn hơn sống đục.
- Thương người như thể thương thân.
- Nước chảy đá mòn.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. - Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Lời nói gói bạc
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. - Ở đây tai vách [7] mạch dừng [8]
Có mồm thì giữ xin đừng ba hoa [9]. - Một miệng thì kín, chín miệng thì hở.
- Một lời nói dối, sám hối [10] bảy ngày.
Chú giải những từ khó trong phần tục ngữ hay về cuộc sống:
- Có nơi câu này đọc là: “Một mặt người hơn mười mặt của”.
- Câu tục ngữ này thể hiện sự quý trọng, niềm tự hào chính chính về con người.
- Tàu: chuồng nuôi ngựa. Ở đây ý nói những con ngựa trong một đàn. Cũng nói: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.
- Sóng cả: sóng lớn.
- Cái nết: tính nết, cách ăn ở.
- Chết trong: ý nói chết trong sạch, chết mà giữ được tiếng tốt.
- Vách: tường làm bằng tră đan trát đất.
- Dừng: (có nơi gọi là dứng), nan tre hoặc nan nứa được đan lại làm cốt rồi dùng rơm, rạ trộn bùn đất trát kín lên vách.
- Ba hoa: nói nhiều, có dụng ý phô trương hiểu biết.
- Sám hối: tiếng nhà Phật, ý nói ăn năn, hối lỗi.

Tục ngữ về con người xã hội
- Thà ăn bắp họp đông vui,
Còn hơn giàu có mồ hôi một mình. - Ăn một mình đau tức
Làm một mình cực thân. - Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng. - Mật ngọt thì ruồi chết tươi,
Những lời cay đắng là nơi thật thà. - Con ơi, nhớ lấy lời này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. - Được làm vua, thua làm giặc.
- Quá mù ra mưa.
- Khỏi vòng cong đuôi.
Những câu tục ngữ hay về thầy cô
Sẽ là thiếu xót nếu như bỏ qua những câu tục ngữ hay viết về thầy cô giáo, những con người lặng thầm mà cao quý đã vun trồng, dẫn dắt biết bao thế hệ tương lai của đất nước.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Một kho vàng không bằng một nang chữ.
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt.
- Trọng thầy mới được làm thầy.
- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi.
- Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
- Nhất quý nhì sư.
- Mồng Một tết cha, mồng Ba tết thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Tục ngữ về tình bạn
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
- Thêm bạn bớt thù.
- Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
- Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
- Tứ hải giai huynh đệ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly.
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.
Tục ngữ về học tập
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Có học mới hay, có cày mới biết.
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
- Không cày không có thóc, khộng học không biết chữ.
- Đi một ngày đàng [1], học một sàng [2] khôn.
- Học thầy không tày [3] học bạn.
- Ăn vóc [4] học hay.
- Học một biết mười.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người không học như ngọc không mài.
Chú giải những từ khó trong phần tục ngữ về học tập
- Đàng: đường.
- Sàng: vật đan bằng nan tre thưa, to bằng cái mâm, dùng để sàng cho gạo rời khỏi trấu. Ở đây một sàng khôn có nghĩa là nhiều điều khôn.
- Tày: bằng; không tày: không bằng.
- Vóc: (từ cổ) có nghĩa là to lớn, nở nang, khỏe; ăn vóc: ăn khỏe; học hay: học giỏi.

Tục ngữ Việt Nam nên và không nên
Nên
- Ăn hiền ở lành.
- Ăn ngay ở thẳng.
- Ăn cho đều, tiêu cho sòng.
- Ăn ở như bát nước đầy.
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Không nên
- Ăn ốc nói mò.
- Ăn không nói có.
- Ăn gian nói dối.
- Ăn không ngồi rồi.
- Ăn bơ làm biếng.
- Ăn xổi ở thì.
- Ăn cây táo, rào cây sung.
Những câu tục ngữ Việt Nam chế giễu người lười
- Ăn xong rồi lại nằm khoèo,
Nghe giục trống chéo bế bụng đi xem. - Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho. - Vốn tôi có máu đau hàm
Cơm ăn thì đỡ, việc làm thì đau. - Ăn thì chọn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm. - Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng cố sức gánh hai hạt vừng. - Ngồi mát ăn bát vàng.